Category Archives: Tin Tức

Dân không được chết vì thiếu đất nghĩa trang?

Dân không được chết vì thiếu đất nghĩa trang

Theo Dân trí, một số nơi trên thế giới, giới quan chức địa phương đã đặt ra quy định không cho phép người dân được chết bằng cách bỏ hình phạt tử hình bởi trong thời gian gầy đây, quy mô của các nghĩa trang không hề được mở rộng.

Tại Ý, người đứng đầu thị trấn phía nam nước Ý đã thông qua đạo luật cấm cư dân không được ốm đau, bệnh tật. Với dân số vỏn vẹn có 537 người và chủ yếu là người trên 65 tuổi thì việc có quá nhiều người mất đi sẽ làm thành phố suy yếu. Và đó chính là nguyên nhân khiến lệnh cấm này được đưa ra. Ở dây, lệnh cấm không bắt buộc nhưng có ý nghĩa khuyến khích người dân ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, biết chăm sóc bản thân và ai không đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì sẽ bị phạt.

Tại thị trấn Cognaux, Pháp có 2 nghĩa trang nhưng số chỗ trống còn lại chỉ là 17. Trước tình hình nước biển dâng cao, xâm lấn đất, cộng với việc đất để mở rộng nghĩa trang lại nằm trên sân bay quân sự gần đó. Vì thế, bộ quốc phòng không cho phép thị trấn chôn người chết gần đó. Trước tình trạng nhu vậy, thị trưởng Philippe Guerin đã ban hành đạo luật cấm người dân không được chết nếu như chưa có sẵn phần mộ cho mình. Người dân dã phản đối đạo luật này và bộ quốc phòng phải nhượng bộ.

Longyearbyen, Na Uy: Vào năm 1950, trước tình trạng xác người chôn trong đất nghĩa trang không phân hủy được nên chính quyền địa phương ban hành quyết định cấm chôn cất người mới qua đời mà các xác người phải được chôn dưới lớp dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu.

Biritiba Mirim, Brazil: Năm 2005, đứng trước thực trạng thiếu đất chôn cất, thị trưởng thành phố Biritiba Mirim đã cấm cư dân chết. Việc hỏa táng thì bị nhà thờ cấm đoán mà đất chôn cất thì không có. Cộng đồng dân cư nơi đây không thể mở rộng nghĩa trang vì điều luật 2003 đã giới hạn những khu vực bảo tồn đặc biệt hay khu vực có nước ngầm. Đến năm 2010, mặc dù chính quyền đã mở một nghĩa trang mới vào năm 2010 nhưng không ai dám đảm bảo rằng nghĩa trang mới sẽ còn đủ chỗ trống trong một thời gian dài.

Lanjaron, Tây Ban Nha: Năm 1999, thành phố Lanjaron thuộc Tây Ban Nha phải vật lộn với tình trạng thiếu đất chôn. Và để giải quyết tình hình, thị trưởng thành phố đã cấm người dân không được chết cho tới khi thành phố có được chỗ xây dựng nghĩa trang mới.

Hà Nội có thêm công viên nghĩa trang rộng gần 10ha

Hà Nội có thêm công viên nghĩa trang rộng gần 10ha

Ông Nguyễn Đức Chung – chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định số 870/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công viên nghĩa trang S4 4-2 tại các phường Đại Mỗ – quận Nam Từ Liêm và phường Vạn Phúc, La Khê – quận Hà Đông.

Theo như quyết định thì tổng diện tích đất nghiên cứu, lập quy hoạch là khảng 9,56ha, trong đó diện tích nghĩa trang quận Hà Đông rộng khoảng 3,65ha. Nghĩa trang này hiện đã được xây rào bao quanh.

Quy hoạch Khu công viên, nghĩa trang S4, 4-2 có 2 chức năng độc lập với nhau: Thứ nhất là khu chức năng công viên cây xanh có nhiệm vụ cải thiện không gian sinh hoạt ngoài trời cho người dân quanh đó, thứ hai là khu chức năng nghĩa trang kết hợp nhà tang lễ Hà Đông để chôn cất và tổ chức tang lễ, nhằm đảm bảo văn minh đô thị cho địa bàn quận Hà Đông.

Quy hoạch công viên, nghĩa trang phải đảm bảo được việc tạo lập không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa với các tuyến đường lớn trong khu vực, chẳng hạn như đường Ngô Thì nhậm, đường Tố Hữu và các dự án ở gần đó như khu nha Him Lam Vạn Phúc, Khu đô thị mới Dương Nội, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc.

Kinh phí để quy hoạch được phân bổ theo Thông tư số 01/2013/TT-BXD ban hành ngày 8/2/2013 về hướng dẫn xác định và quản lý chi chí quy hoạch đô thị và xây dựng. Cũng theo quyết định thì thời gian hoàn thành dự án không quá 6 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho nghĩa trang

Cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho nghĩa trang

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 7 nghĩa trang lớn gồm: nghĩa trang Yên Kỳ – Vĩnh Hằng, nghĩa trang Văn Điển, nghĩa trang Mai Dịch, nghĩa trang Thanh Tước, nghĩa trang Sài Đồng, nghĩa trang Ngọc Hồi và nghĩa trang liệt sỹ Nhổn. Tuy vậy, các nghĩa trang này đều đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng.

Trong đó, phải kể đến nghĩa trang Văn Điển dù có diện tích rộng 18ha nhưng từ tháng 10/2010 đã ngừng nhận hung táng do không thể tiếp tục đáp ứng yêu cầu. Nghĩa trang Yên Kỳ – Vĩnh Hằng (Ba Vì) được đánh giá là khá rộng lớn với diện tích khoảng 36ha, tuy vây, Ban Lễ tang thành phố Hà Nội cho biết nghĩa trang này cùng lắm cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân đến năm 2015. Ngoài ra, nghĩa trang Mai Dịch có diện tích 5,9ha, nhưng lại chỉ phục vụ cán bộ cấp trung, cấp cao và các liệt sĩ, và số vị trí còn lại cũng không quá nhiều. Bên cạnh đó, nghĩa trang Thanh Tước với diện tích 7,4ha cũng trong tình trạng hết chỗ. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tình trạng quá tải tại các nghĩa trang sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như làm mất mỹ quan đô thị, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước thải…

Ví thế, việc xử lý và thu gom rác thải được đưa vào quy chuẩn như:

  • Trong bất cứ nghĩa trang nào cũng phải có điểm tập kết các chất thải rắn và phải có các thùng rác công cộng.
  • Cần thường xuyên thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến nơi xử lý nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Các chất thải có liên quan đến người đã mất vì mắc bệnh truyền nhiễm cần được xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế lây nhiễm.

Cùng với đó, các nghĩa trang cũng phải được trang bị hệ thống thoát nước riêng cho nước thải, nước thấm từ huyệt mộ và nước mặt. Và hơn nữa, khi xây dựng hệ thống thoát nước cũng phải tính đến điều kiện biến đổi khí hậu như nước biển dâng, triều cường, ngập lụt. Nếu cấu tạo địa chất không bảo đảm khả năng chống thấm nước đã quy định thì trước khi thải xả nước ra môi trường, cần phải có hệ thống thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh. Nơi đặt khu xử lý nước thải của các khu mộ hung táng phải được đặt ở nơi có địa hình thấp nhất trong nghĩa trang hoặc ở hạ lưu nguồn.
Một số thành phố lớn và hiện đại như như Hà Nội, Đà Nẵng hay Hồ Chí Minh đều chưa chú trọng đến công nghệ an táng và quy hoạch nghĩa trang về các tỉnh. Hầu hết các nghĩa trang hiện nay đều không đạt chuẩn đặt ra, chẳng hạn, nhiều nghĩa trang chưa có hệ thống thoát nước mưa, hay thiếu hệ thống thu gom và xử lý nước thấm, vẫn còn để tình trạng hàm lượng các chất độc hại có trong nước mặt và nước ngầm cao hơn rất nhiều so với hàm lượng cho phép. Hơn thế nữa, nhiều nghĩa trang tại địa bàn Hà Nội còn để xảy ra tình trạng bất cập về hệ thống hạ tầng và tổ chức không gian vì nằm trong khu vực dân cư.

Vì sao nên mua đất nghĩa trang để lo hậu sự?

Vì sao nên mua đất nghĩa trang để lo hậu sự?

Tại Việt Nam, khi mà dân số ngày càng tăng thì ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh, đất nghĩa trang bị quá tải dẫn tới việc chôn cất không được đảm bảo, xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường và hậu quả là nhiều nghĩa trang phải đóng cửa, người dân hoang mang không biết sau này qua đời sẽ yên nghỉ tại đâu.

Tại thành phố Hồ Chí Minh có nghĩa trang Bình Hưng Hòa – đây là nghĩa trang lớn nhất Hồ Chí Minh, được xây dựng để mai táng cho người dân toàn thành phố đã phải đóng cửa. Ở Hà Nội cũng xảy ra tình trạng tương tự, nghĩa trang Văn Điển không thể đáp ứng được hết nhu cầu của người dân và buộc phải đóng cửa. Điều này dẫn đến tình trạng là việc mai táng của người dân bắt đầu đi vào giai đoạn khó khăn.

Với mong muốn có được một nơi mai táng, nhiều gia đình đã phải tìm tới các khu nghĩa trang tư nhân tìm mua đất mai táng, tuy vậy, để tìm được một nơi chôn cất tốt thì đó không phải là chuyện đơn giản. Nhiều gia đình phải bỏ ra một số tiền lớn, tốn không ít thời gian và công sức thì mới mua được một mộ phần ưng ý.

Tuy vậy, điều đó cũng không giúp đảm bảo rằng người thân của họ sẽ được ở đây mãi mãi chưa tính đến trường hợp là phần đất có hợp phong thủy hay không, rồi còn nảy sinh vấn đề chăm sóc mộ sau nay hay cả dòng họ muốn cùng an nghỉ ở một nơi cho đông đủ cũng khó khăn.

Để giải quyết các vấn đề trên và đáp ứng nhu cầu mai táng của người dân trong tương lai trước sự quá tải dân số thì các cơ quan ban ngành đã đề ra phương án xây dựng các công viên nghĩa trang có diện tích hàng nghìn ha với số vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Hình thức công viên nghĩa trang với các nước tiên tiến thì không có gì lạ lẫm nhưng với người dân Việt Nam thì đó còn là một khái niệm khá mới. Công viên nghĩa trang được xây dựng theo thiết kế của một công viên, cũng có vườn hoa, cây xanh, đường đi bộ, hồ nước và đặc biệt là có các khu mộ được thiết kế một cách bài bản, là một nơi giao hòa giữa thiên nhiên với con người.

Vốn là một nước phương Đông rất coi trọng phong thủy như Việt Nam thì các khu công viên nghĩa trang cần được xây dựng ở nơi có phong thủy tốt, đó là lưng phải tựa vào núi, mặt phải hướng thủy để người đã mất có thể yên giấc vĩnh hằng, theo dõi và phù hộ cho gia đình mình.

Cần quy định rõ về tỷ lệ sử dụng đất nghĩa trang

Cần quy định rõ về tỷ lệ sử dụng đất nghĩa trang

Tại Việt Nam, hình thức hỏa táng người chết không còn là một hình thức quá mới lạ. Tuy vậy, ở nhiều thành phố lớn, trong đó có cả Hà Nội thì tình trạng xây dựng các công trình phụ trợ vẫn còn lộn xộn và chưa được đồng bộ.

Theo quy chuẩn thì các khu chức năng trong nghĩa trang bao gồm: phòng khách, văn phòng làm việc, phòng chờ, kho, nhà vệ sinh, phòng lạnh bảo quản thi hài, khu tổ chức tang lễ, lò hỏa táng, và nơi lưu tro cốt những không phải nghĩa trang nào cũng được trang bị đầy đủ công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên hoặc có chăng thì đã có đầy đủ nhưng không hoạt động đúng chức năng. Ngoài các khu chức năng thì một nghĩa trang tiêu chuẩn cần phải có cổng, hàng rào, đường đi, bãi gửi xe, hệ thống chiếu sáng, sân, mặt nước và tiểu cảnh.

Nói về tỷ lệ sử dụng đất trên tổng diện tích đất mà nghĩa trang quản lý thì cơ sở hỏa táng đã quy định rõ như sau: Khu văn phòng chiếm 10%; diện tích giao thông tối thiểu 10%; cây xanh tối thiểu 20%, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 35%; khu lễ tang và hỏa táng bao gồm hành lang phòng chờ, khu tổ chức tang lễ, khu hỏa táng, phòng lạnh bảo quản thi hài, khu để tro cốt sau khi hỏa táng chiếm 30%.

Quy chuẩn cũng quy định rõ ràng về vấn đề xử lý chất thải rắn: Bụi, bùn thải, tro xỉ và các chất thải rắn phát sinh trong quá trình vận hành lò hỏa táng phải được phân loại theo quy chuẩn Việt Nam 07:2008/BTNMT để xử lý phù hợp. Các chất thải rắn phát sinh phải được thu gom và vận chuyển đến đúng nơi xử lý và phải đảm bảo được vệ sinh môi trường. Còn hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mặt phải được thu gom và xử lý theo quy chuẩn Việt Nam 14:2008/BTNMT rồi mới thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn nước thải. Bùn thải thì phải được thu gom, xử lý theo quy chuẩn Việt Nam 50:2013/BTNMT. Phải thường xuyên bảo trì, bão dưỡng nghĩa trang, các công trình tang lễ, cơ sở hỏa táng… để đảm bảo chúng hoạt động được theo đúng thiết kế.